Ăn Lạc Có Béo Không
Lạc là món ăn vặt ưa thích của nhiều người, những song song với đó hàm lượng chất béo cao trong lạc khiến nhiều người thắc mắc “ăn lạc có béo không”?.
Lạc (hay còn gọi là đậu phộng) là một trong những loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao. Lạc được sử dụng rất nhiều trong bữa ăn truyền thống của người Việt Nam. Lạc rang, lạc luộc, xôi lạc, chè lạc, hoặc dầu lạc…đều là các món ăn ngon miệng. Lạc còn là món gia vị để làm nước mắm, rắc lên các món gỏi, nộm làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thành phần dinh dưỡng của lạc, và liệu lượng chất béo cao trong lạc có ảnh hưởng như thế nào đến cân nặng và ăn lạc có béo không nhé.
Lạc (Đậu Phộng) Là Một Loại Hạt Giàu Dinh Dưỡng
Lạc là một loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, lạc có khá nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người như:
- Giúp giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối: Mặc dù rất giàu chất béo và calorie, thế những đậu phộng không hề gây tăng cân, thậm chí chúng giúp duy trì cân nặng ổn định và khiến chúng ta không mắc phải nguy cơ bị béo phì.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Nhiều dưỡng chất có lợi cho tim mạch như maggie, đồng, niacin và các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Cung cấp dưỡng chất, duy trì hoạt động sống cho cơ thể: hàm lượng cao protein, chất béo không bão hòa đơn cũng như lượng chất xơ cao trong đậu phộng là nguồn dưỡng chất tốt từ thiên nhiên cho sức khỏe.
- Giúp nhớ lâu hơn: Niacin có trong đậu phộng giúp tăng cường hoạt động trí não, bạn ghi nhớ dễ dàng hơn và giữ được thông tin lâu hơn.
- Ngừa sỏi mật: Ăn 1 ounce (28gr đậu phộng) mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc sỏi mật lên tới 25%.
100g Lạc Chứa Bao Nhiêu Calo – Ăn Lạc Béo Hay Gầy
Trung bình trong 100g lạc có chứ 567 calorie. Dưới đây là bảng các thành phần dinh dưỡng chi tiết có trong 100gram lạc:
Thông tin dinh dưỡng cơ bản | Vitamin | Số lượng | Nhu cầu hàng ngày | Khoáng chất | Số lượng | Nhu cầu hàng ngày | |
Calo | 567 | Vitamin A | 0 µg | ~ | Canxi | 92mg | 9% |
Nước | 7% | Vitamin C | 0 mg | ~ | Sắt | 4.58mg | 57% |
Protein | 25.8g | Vitamin D | 0 µg | ~ | Maggie | 168mg | 42% |
Carb | 16.1g | Vitamin E | 8.33mg | 56% | Phốt – pho | 376mg | 54% |
Đường | 4.7g | Vitamin K | 0 µg | ~ | Kali | 705mg | 15% |
Chất xơ | 8.5g | Vitamin B1 | 0.64mg | 53% | Natri | 18mg | 1% |
Chất béo | 49.2g | Vitamin B2 | 0.14mg | 10% | Kẽm | 3.27mg | 30% |
Bão hòa | 6.28g | Vitamin B3 | 12.07mg | 75% | Đồng | 1.14mg | 127% |
Bão hòa đơn | 24.43g | Vitamin B5 | 1.77mg | 35% | Mangan | 1.93mg | 84% |
Bão hòa đa | 15.56g | Vitamin B6 | 0.35mg | 27% | Selen | 7.2 µg | 13% |
Omega 3 | 0g | Vitamin B12 | 0 µg | ~ | |||
Omega 6 | 15.56g | Folate | 240 µg | 60% | |||
Transfat | ~ | Choline | 52.5mg | 10% |
Với các thành phần dưỡng chất như trên, chúng ta có thể yên tâm: Ăn lạc không bị béo. Bởi vì trong chế độ ăn mỗi ngày, chúng ta ít khi nào ăn 100gram lạc, hoặc lớn hơn số này được. Nếu có ăn nhiều lạc như vậy, chúng ta cũng khó mà ăn đều đặn mỗi ngày với số lượng như thế.
Thế nên bạn cứ yên tâm mà thưởng thức nhé!
Lạc Và Khả Năng Gây Dị Ứng Và Những Ảnh Hưởng Khác Tới Sức Khỏe
Vấn đề khi ăn lạc mà chúng ta phải quan tâm không phải là “ăn đậu phộng rang có lợi hay có hại gì?”, “ăn lạc luộc có béo không?”, “ăn lạc vừng có béo ko?” hay “ăn lạc buổi tối có béo ko?” mà là vấn đề về chất Aflatoxin – một chất có khả năng gây ung thư có trong đậu phộng.
Bản chất hạt lạc không có chứa hợp chất độc hại trên, nhưng khi không được bảo quản tốt, bị ẩm ướt hoặc vào nước, lạc sẽ sinh ra loại nấm mốc này. Loại nấm mốc này không thể nhìn thấy được bằng mắt thường do đó khi sử dụng rất dễ bị nhẫm lẫn.
Chúng ta nên chọn mua các loại hạt đã được qua phơi sấy đạt tiêu chuẩn, được bảo quản tốt, ở nơi khô ráo thoáng mát để tráng sản sinh ra loại độc tố nguy hiểm này.
Mặt khác, trong thành phần lạc có rất nhiều chất béo, ăn quá nhiều lạc khi bụng đói dễ dẫn đến chướng bụng, hoặc đau bụng, khó chịu ở bụng.
Thành Phần Các Chất Dinh Dưỡng Có Trong Lạc
Cùng đi sâu vào nghiên cứu các thành phần chính có trong hạt lạc, đậu phộng bạn nhé:
- Chất béo: Đậu phộng chứa rất nhiều chất béo, chúng được xếp vào nhóm các hạt dầu – ép lấy dầu. Chất béo trong đậu phộng chiếm từ khoảng 45 đến 55% trọng lượng hạt, đa số là chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, chủ đạo là các acid béo Oleic và Linoleic.
- Protein: Lượng chất đạm trong đậu phộng chiếm khoảng 20 đến 30% trọng lượng hạt, do đó chúng là một trong những nguồn cung protein từ thực vật quý giá. Lượng protein nhiều nhất ở đậu phộng là Arachin và Conarachin, tuy nhiên chúng lại có thể gây dị ứng nghiêm trọng ở một số người. Hãy cẩn trọng khi dùng, nếu bạn có dị ứng với 2 chất trên.
- Carb: Hàm lượng carb trong đậu phộng khá thấp, rơi vào khoảng 13 đến 16% tổng trọng lượng của hạt. Do lượng carb thấp, đậu phộng có chỉ số đường huyết thấp, rất phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường.
- Vitamin và các khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất điển hình có trong đậu phộng là Vitamin E, Biotin, Niacin, Thiamine, Folate, Đồng, Mangan, Maggie, Phốt – pho…
- Hợp chất thực vật khác: Đậu phộng có chứa một hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa – nhiều ngang bằng các loại trái cây. Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa vô cùng tốt này lại nằm ở lớp vỏ lụa (màng mỏng màu đỏ) của đậu, phần mà đa số khi dùng chúng ta lại bỏ đi. Những hợp chất thực vật có chứa trong nhân hạt bao gồm: acid – p – coumaric, resveratrol, isoflavone, acid phytic và phytosterol.
Cân Bằng Chế Độ Ăn Uống Và Vận Động
Hầu như tất cả những người đã từng giảm cân hiệu quả chia sẻ, không những món ăn bạn nạp vào cơ thể là gì mà cả cách bạn vận động hợp lý mỗi ngày sẽ quyết định vóc dáng và cơ thể của bạn.
Tuy việc ăn kiêng đóng vai trò quyết định hơn so với vận động, bạn vẫn cần có cường độ vận động hợp lý mỗi ngày. Không nên đặt mục tiêu giảm cân siêu tốc trong 1 tuần hoặc 1 tháng. Chế độ giảm cân thực sự hiệu quả nào cũng phải được xây dựng trong khoảng thời gian 3 tháng, mỗi tháng 500gr – được gọi là thành công.
- Ăn uống đúng cách: Uống thật nhiều nước, và ăn đầu đủ lượng rau xanh trong ngày. Lựa chọn các loại thức ăn dai và cứng, khiến cơ thể hấp thụ chậm và ít phát ra tín hiệu đói. Ngoài ra, hãy hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ như nội tạng động vật, mỡ động vật..Hãy kiêng rượu và các chất kích thích.
- Vận động đúng cách: Đi bộ bất kỳ lúc nào, bất cứ ở đâu, hãy tận dụng không gian và thời gian để vận động và tiêu hao năng lượng. Áp dụng những môn thể thao đòi hỏi khối lượng vận động lớn lên toàn thân như tập gym, chơi tennis, cầu lông…không những giảm cân chúng còn giúp tim hoạt động tốt, tăng cường trao đổi chất và tiêu hủy mỡ lâu năm.
Hãy cố gắng duy trì sự kiên nhẫn, hướng mình vào mục đích cuối cùng và đổ vào thật nhiều quyết tâm. Lối sống vận động, nhanh nhẹn hoạt bát giúp bạn lạc quan vô tư và vui vẻ hơn so với việc lo lắng khi ăn bất kỳ món gì như “ăn lạc có béo không?”, “ăn cơm với lạc có béo không?”, “ăn muối vừng lạc có béo không?”…rất mệt phải không nào.